Giải quyết tranh chấp thừa kế

NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

1. Giấy tờ cần chuẩn bị của Người nhận di sản:

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người (bản chính và bản sao);
– Hộ khẩu (Bản chính và bản sao);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính và bản sao);
– Hợp đồng ủy quyền (bản chính và bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
– Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính và bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.

2. Giấy tờ cần chuẩn bị của Người để lại di sản:

Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)

Di chúc (nếu là thừa kế theo di chúc)

3. Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền tài sản của các di sản thừa kế như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao); Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có); Giấy tờ hợp pháp khác chứng nhận quyền sở hữu di sản (nếu có)
– Giấy phép xây dựng (nếu có)
– Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có)
– Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)
– Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu)
Công chứng viên sẽ ra thông báo niêm yết tại UBND Xã, Phường, Thị Trấn nơi người để lại di sản thừa kế thường trú cuối cùng cuối cùng. Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được xác nhận, nếu di sản thừa kế là bất động sản thì tiến hành dăng kí quyển sử dụng đất tại UBND quận, huyện, thị xã nơi có bất động sản.

4. Hồ sơ bao gồm :

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
– Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;
– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
– Giấy chứng tử;
– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
(Lệ phí trước bạ là 0,5% theo quy định của Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ.)

5. Trình tự thủ tục

– Thứ nhất: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện. nếu như là tổ chức thì nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh .Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

– Thứ hai: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính

– Thứ ba: sau khi thẩm định, kiểm tra, xác định nghĩa vụ tài chính nếu như có nghĩa vụ tài chính thì cơ quan quản lí sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến cho chủ sở hữu để chủ sở hữu đi nộp thuế tại cơ quan thuế. Nếu như chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có thong báo này.

– Thứ tư: Sau khi đã nộp thuế(nếu có), chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Câu Hỏi Thường Gặp

Tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên góp vốn nên giải quyết như thế nào?

Nên thương lượng, hòa giải trước. Nếu không thỏa thuận được có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài.

Nên mời luật sư ngay từ khi phát sinh tranh chấp để bảo vệ quyền lợi và đưa ra phương án pháp lý hiệu quả.

Có thể. Nếu chứng minh được trình tự ban hành quyết định vi phạm điều lệ, pháp luật.

Thời hiệu được tính như sau:

  • Đối với thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật: thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với tài sản động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

  • Một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng các quy định về thời hiệu khác.

Phí được tính theo mức độ phức tạp và giá trị vụ việc, báo giá minh bạch ngay từ đầu.

Có. Chúng tôi có kinh nghiệm tư vấn và giải quyết các tranh chấp doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Liên hệ

Nếu Quý khách cần tư vấn hoặc hỗ trợ giải quyết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Nếu Quý khách cần tư vấn hoặc hỗ trợ giải quyết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0972 175 566
Văn phòng: 179 AE Cách Mạng Tháng Tám, Phường 5, Quận 3, TP.HCM

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng Quý khách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách hiệu quả nhất.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!





    Scroll to Top