Dịch vụ Tư vấn Giải quyết tranh chấp nợ của Công ty luật Nguyễn Lê tư vấn pháp luật liên quan, đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp nợ hoặc khởi kiện tại Tòa án.
1. Không có giấy vay tiền có khởi kiện đòi nợ, đòi tiền được không?
2. Giấy vay nợ viết tay không có công chứng có đòi nợ, đòi lại tiền được không ?
3. Việc vay nợ, vay tiền rồi bỏ trốn xử lý ra sao ?
4. Bị ép kí vào giấy vay nợ, vay tiền giải quyết ra sao ?
5. Tư vấn về việc vay nợ, vay tiền lâu ngày mất khả năng trả nợ ?
Khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972 17 55 66 – 0986 68 08 68 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.
TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỢ VAY
Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Về lãi suất vay, Khoản 1 Điều 476 BLDS quy định, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 474 BLDS. Cụ thể, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Đây là tranh chấp hợp đồng dân sự, theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 và Điểm a, Khoản 1 Điều 33Bộ luật Tố tụng dân sự(BLTTDS) thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.
Theo Điều 427 BLDS và Điều 159 BLTTDS, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm.
Quyền lợi của bên cho vay
Khi giải quyết vụ án,bên cạnh việc buộc bên vay phải trả đủ tiền nợ gốc cho bên cho vay, về nguyên tắc Tòa án còn buộc bên vay phải trả lãi suất theo hướng dẫn tại Mục 4, Phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính như sau:
- Tính lãi vay trong hạn: Lãi trong hạn không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay.
- Tính lãi quá hạn:Đối với hợp đồng vay có thời hạn thì thời gian tính lãi nợ quá hạn kể từ khi hết hạn vay. Lãi nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố ở thời điểm xét xử sơ thẩm, với thời gian tính lãi từ khi nợ quá hạn đến khi xét xử sơ thẩm (tính một mức lãi suất này cho cả thời gian từ khi quá hạn đến khi xét xử sơ thẩm).
Lưu ý quan trọng:
Bạn không được đòi nợ theo kiểu "xã hội đen” vì đó là vi phạm pháp luật. Người tự mình đòi nợ theo kiểu "xã hội đen” hoặc thuê "xã hội đen” đòi nợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản...