Công ty luật Nguyễn Lê tư vấn pháp luật liên quan, đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết Tranh chấp lao động hoặc khởi kiện tại Tòa án. Khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972 17 55 66 – 0986 68 08 68 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.
Tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động Cá nhân: theo quy định tại điều 200 BLLĐ thì có hai phương thức tiến hành giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
- Thông qua hòa giải viên lao động: Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.(khoản 1 điều 202 BLLĐ).
- Thông qua tòa án nhân dân: Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.(khoản 2 điều 202 BLLĐ).
Tranh chấp lao động tập thể:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:
- Hoà giải viên lao động; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện); Toà án nhân dân.(khoản 1 điều 203 BLLĐ).
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.(Theo điều 207 BLLĐ).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:
- Hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.